Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa sâu răng trong đó lá ổi là phương pháp được nhắc đến nhiều nhất. Vậy thực hư chữa sâu răng bằng lá ổi như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tác dụng chữa sâu răng của lá ổi
Lá ổi từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian như một phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến răng miệng như sâu răng. Dưới đây là một số tác dụng tiềm năng của lá ổi trong việc hỗ trợ chữa sâu răng:
- Kháng khuẩn tự nhiên: Lá ổi chứa các hợp chất như flavonoid và tanin, có tính kháng khuẩn. Những hợp chất này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
- Giảm viêm và giảm đau: Lá ổi có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm sưng nướu và giảm đau do sâu răng gây ra.
- Khử mùi và làm sạch: Nhai lá ổi hoặc dùng nước súc miệng làm từ lá ổi có thể giúp khử mùi hôi miệng, giữ cho khoang miệng sạch sẽ, giảm nguy cơ sâu răng.
- Hạn chế chảy máu nướu: Nếu sâu răng gây ra các vấn đề về nướu, chẳng hạn như chảy máu nướu, lá ổi cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này nhờ đặc tính làm se.
Các cách chữa sâu răng bằng lá ổi
Các biện pháp dùng lá ổi để chữa sâu răng cũng khá đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà khi có thời gian:
Nhai trực tiếp lá ổi non:
Lấy vài lá ổi non đã rửa sạch, nhai kỹ trong miệng khoảng 5-10 phút rồi nhổ ra. Sau đó, bạn súc miệng lại thật sạch để không còn bã lá ổi trong miệng.
Súc miệng với nước lá ổi:
Bạn đun sôi một nắm lá ổi trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó để nguội và dùng nước này để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Duy trì cách này trong vài ngày đến khi tình trạng đau răng giảm.
Dùng lá ổi xay nhuyễn với muối:
Chọn 4-5 lá ổi non, xay nhuyễn hoặc giã nát với một vài hạt muối sau đó đắp vào vị trí răng bị sâu. Lưu ý trong khoảng thời gian này bạn nên hạn chế nói chuyện và tuyệt đối không ăn uống để lá ổi được ở vị trí răng sâu. Thực hiện mỗi ngày để có kết quả và duy trì đến khi răng không còn đau nhức nữa.
Kết hợp lá ổi và nước cốt chanh:
Nước cốt chanh cũng là một loại nguyên liệu phổ biến và có tính kháng khuẩn khá tốt, khi kết hợp với lá ổi sẽ tạo ra một thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống lại sự hình thành của vi khuẩn đặc biệt là những vi khuẩn có trong khoang miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 20 lá ổi đã được rửa sạch, nước cốt chanh và nước lọc.
- Cho lá ổi và nước lọc vào nồi đun sôi, đến khi lượng nước cạn khoảng 1/2 so với ban đầu thì tắt bếp.
- Vớt lá ổi ra và để vào một bát riêng.
- Nghiền nát hoặc xay nhuyễn lá ổi sau đó trộn chung với nước cốt chanh.
- Dùng bàn chải đánh răng lấy một chút lá ổi đã được xay nhuyễn và đánh nhẹ nhàng vào vùng răng bị sâu.
- Sau đó, bạn có thể dùng luôn nước lá ổi đã nấu trước đó để súc miệng.
Ngoài những cách kể trên, còn khá nhiều cách khác có thể sử dụng chung với lá ổi như kết hợp với giấm táo, tỏi,… hoặc một số loại lá khác.
Có thể bạn quan tâm: Răng sâu chết tủy nên nhổ hay bọc sứ?
Chữa sâu răng bằng lá ổi có khỏi tận gốc không?
Như bài viết đã đề cập ở phần trước, lá ổi chứa các thành phần kháng viêm, giảm sưng giảm đau nên trong một số trường hợp có tác dụng tức thời. Tuy nhiên, sâu răng là do vi khuẩn phá hoại men răng, khi sâu răng phát triển sẽ tác động đến tủy răng sẽ gây đau và các thành phần trong lá ổi không thể khắc phục hoàn toàn những yếu tố này.
Do đó, lá ổi không thể chữa sâu răng tận gốc được. Để có thể điều trị tận gốc bạn cần có những biện pháp y khoa hoặc sử dụng thuốc thì mới có hiệu quả.
Để phòng ngừa sâu răng và để sâu răng không phát triển nặng hơn, bạn cần vệ sinh răng sạch sẽ, chải răng 2 lần mỗi ngày, hạn chế đồ ngọt, bánh kem và tốt nhất nên vệ sinh ngay sau khi ăn uống.
Xem thêm: Sâu kẽ răng- Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Lưu ý khi sử dụng lá ổi để chữa sâu răng
Khi sử dụng lá ổi để chữa sâu răng – một phương pháp dân gian phổ biến nhờ tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn lá ổi sạch: Nên chọn lá ổi non, tươi, không có thuốc trừ sâu hoặc bụi bẩn. Rửa sạch lá ổi trước khi sử dụng.
- Cẩn trọng trong sử dụng nước lá ổi để không bị bỏng miệng.
- Lá ổi là phương pháp tạm thời không thể thay thế điều trị chuyên khoa: Lá ổi có thể giảm triệu chứng tạm thời nhưng không thể chữa trị sâu răng hoàn toàn. Bạn vẫn cần đến nha sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
- Cẩn trọng với tình trạng dị ứng: Lá ổi vốn là một loại lá lành tính, tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng với lá ổi. Nếu thấy có dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mẩn, hoặc sưng, hãy ngừng sử dụng ngay và thông báo với bác sĩ nếu tình trạng dị ứng không thuyên giảm sau vài ngày.
- Không nên lạm dụng: Dùng lá ổi quá nhiều có thể gây tác động không tốt lên hệ tiêu hóa. Bạn nên dùng lượng vừa phải và không quá thường xuyên.
Xem thêm: Có nên bọc răng sứ cho răng sâu? Bọc loại nào tốt?
Các cách chữa sâu răng hiệu quả khác
Ngoài lá ổi, còn một số nguyên liệu khác thường được sử dụng để chữa sâu răng mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
Chữa sâu răng bằng tỏi
Trong tỏi có chứa vi chất như Fitonxit, Glycogen,… có công dụng diệt khuẩn và sát trùng cao nên cũng thường được dùng khi bị đau răng, sâu răng.
Các cách sử dụng tỏi để điều trị sâu răng như sau:
- Giã nát hoặc đập dập tỏi và đặt vào vị trí bị sâu răng
- Kết hợp tỏi với muối hoặc nước cốt chanh để ngậm giúp giảm đau, kháng viêm.
- Tỏi đập dập, hòa chung với nước ấm và một chút muối để súc miệng trong ngày.
Chữa sâu răng tại nhà bằng rượu
Rượu có thành phần chính là cồn nên cũng có tính sát khuẩn, thường được sử dụng trong một số trường hợp đau răng, sâu răng, nhức răng. Bạn chỉ cần ngậm 1 ngụm rượu nhỏ trong miệng trong khoảng 4-5 phút nhổ ra, chú ý tập trung nhiều vào vị trí bị sâu răng.
Lưu ý, không nên dùng cách này với trẻ con, người cao tuổi hoặc người bị dị ứng với cồn.
Chữa sâu răng bằng lá bàng
Trong lá bàng có chứa thành phần Flavonoid, Saponin, Phytosterol và Tannin. Các chất này có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn và giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Cách làm: Bạn dùng 2-3 lá bàng non xay nhuyễn với một chút muối biển và nước lọc để tạo thành một dung dịch nước ngậm, để súc miệng hàng ngày.
Điều trị sâu răng bằng tinh dầu lá bạc hà
Bạc hà có khả năng gây tê, làm giảm cơn đau nên được nhiều người sử dụng trong các trường hợp đau nhức răng.
Cách sử dụng tinh dầu bạc hà để trị sâu răng:
- Cách 1: Dùng lá bạc hà khô ngâm trong nước ấm để lá tiết ra tinh dầu, sau đó, dùng phần tinh dầu này để súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Mua tinh dầu bạc hà sẵn ở cửa hàng hoặc siêu thị, pha với nước ấm và dùng để súc miệng 4-5 lần trong ngày cho đến khi thấy được tác dụng giảm đau.
Điều trị sâu răng tại nha khoa
Khi các biện pháp điều trị sâu răng tại nhà không phát huy tác dụng thì bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và điều trị cho. Tùy vào tình trạng sâu răng, vị trí sâu răng và những yếu tố khác, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân. Những phương pháp đó có thể là:
Điều trị sâu răng bằng Florua
- Ở giai đoạn sớm của sâu răng, khi chưa xuất hiện lỗ sâu rõ ràng, nha sĩ có thể sử dụng florua để giúp tái khoáng hóa men răng.
- Cách thực hiện: Nha sĩ sẽ bôi gel hoặc varnish florua lên bề mặt răng. Florua giúp tăng cường men răng và làm chậm sự phát triển của sâu răng.
- Ưu điểm: Giúp phòng ngừa sâu răng ở giai đoạn đầu và bảo vệ men răng.
Trám răng
- Phương pháp này áp dụng khi răng bị sâu nhẹ, chỉ tạo ra những lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
- Cách thực hiện: Nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu, làm sạch khu vực đó và sử dụng các vật liệu trám (như composite, amalgam, hoặc sứ) để lấp đầy lỗ hổng.
- Ưu điểm: Ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và khôi phục chức năng nhai.
Bọc sứ
- Khi phần lớn mô răng bị phá hủy do sâu răng hoặc khi răng đã trở nên yếu và không thể giữ được bằng cách trám.
- Cách thực hiện: Nha sĩ sẽ mài bớt phần răng bị tổn thương, sau đó đặt một mão răng sứ hoặc kim loại lên trên để bảo vệ và phục hồi hình dạng răng.
- Ưu điểm: Giúp bảo vệ răng khỏi bị tổn thương thêm và kéo dài tuổi thọ của răng.
Điều trị tủy
- Nếu sâu răng đã lan tới tủy răng, gây viêm nhiễm và đau đớn thì răng cần được điều trị tủy.
- Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị nhiễm khuẩn, làm sạch ống tủy, sau đó trám kín để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập lại. Sau đó, răng thường được bọc mão để bảo vệ.
- Ưu điểm: Giữ lại răng thay vì phải nhổ bỏ, đồng thời loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau nhức.
Nhổ răng
- Khi răng bị sâu quá nặng, chỉ còn phần chân răng không thể phục hồi bằng các phương pháp khác hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể thì chiếc răng bị sâu cần được nhổ bỏ để tránh gây đau đớn và ảnh hưởng đến những răng xung quanh cũng như khả năng ăn nhai.
- Cách thực hiện: Nha sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng sâu và sau đó có thể thay thế bằng răng giả, cầu răng hoặc cấy ghép implant.
- Ưu điểm: Ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và giảm đau đớn do răng sâu gây ra.
Như vậy, khi bị sâu răng, tốt hơn hết bạn nên đến nha khoa để được điều trị đúng cách. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của Nha khoa Thúy Đức!